Đá Gel MAXX COLD giữ lạnh mẫu máu, mẫu bệnh phẩm.

Ngày tạo:

Túi đá Gel MAXX COLD có thể được sử dụng để ổn định các chất lây nhiễm loại A
và B trong quá trình vận chuyển. Đối với vận chuyển cùng với chất làm lạnh,
cần tuân thủ theo hướng dẫn đóng gói P620 (Phụ lục 4 Hướng dẫn đóng gói
P620) hay P650 (Phụ lục 5 Hướng dẫn đóng gói P650).


- Các chất làm lạnh đều đặt giữa lớp thứ hai và lớp ngoài cùng.


- Chất làm lạnh bằng nước đá, gel lạnh thì phải được đặt trong một bao
bì chống rò rỉ trước khi đặt vào giữa 2 lớp bao bì trên.


- Sử dụng đá khô thì bao bì của lớp thứ hai và lớp ngoài cùng cần có khả
năng chịu nhiệt, lớp ngoài cùng có lỗ thoát khí CO2 trong quá trình vận chuyển
(Theo hướng dẫn của công ty vận chuyển có thẩm quyền hoặc tuân theo Hướng
dẫn đóng gói P003 (ICAO/IATA PI954)), ngoài ra các thủ tục cần tiến hành khi
vận chuyển có sử dụng đá khô bao gồm:


+ Nếu đá khô được sử dụng để vận chuyển các chất lây nhiễm loại A thì
cần phải khai báo chi tiết trên Tờ khai hàng hóa nguy hiểm của người gửi hàng.


+ Nếu đá khô được sử dụng để vận chuyển các chất lây nhiễm loại B hoặc
các mẫu được miễn thì không cần phải khai báo chi tiết trên Tờ khai hàng hóa
nguy hiểm của người gửi hàng.


+ Khi vận chuyển đá khô trong mọi trường hợp thì lớp ngoài cùng sẽ dán
nhãn hiệu nguy hiểm cho đá khô theo nhãn 1 (Hình 14 tại hướng dẫn này).


- Sử dụng Ni-tơ lỏng thì phải thỏa thuận trước với công ty vận chuyển và
đóng gói theo nguyên tắc sau:


+ Lớp thứ nhất (vật chứa mẫu) phải có khả năng chịu được nhiệt độ rất
thấp.


+ Lớp ngoài cùng phải chịu được áp lực cao và dán nhãn nguy hiểm đối
với Ni-tơ lỏng theo nhãn 2 (Hình 15 tại hướng dẫn này)


- Khi sử dụng đá khô hoặc Ni-tơ lỏng thì cần nêu tên chất làm lạnh, mã
số theo UN và trọng lượng tịnh;

Lưu ý: Đối với vận tải hàng không, nhãn đóng gói chất lỏng đông lạnh
cũng phải được dán kèm (Hình 16 tại hướng dẫn này).


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới

Top

params.svg
Panel Tool
Float header
Float topbar
Default Boxed Large